Vô thường xảy ra trong mọi thứ, từ việc xấu tới việc tốt. Khi một thứ tốt đẹp tới như tình yêu chẳng hạn, mình hãy nghĩ rằng nos vô thường để trân quý nos trong hiện tại cũng như không níu kéo, đau khổ khi nó ra đi. Một thứ xấu tới, hãy nhớ rằng, nos cũng là vô thường, tức là rồi sẽ chấm hết. => Nhận diện vô thường là vô thường => quan sát cách chúng ta phản ứng với vô thường (quan sát nhưng không phê phán, k cố thay đổi)

Hãy quan sát bản thân mình khi mình bị dồn vào chân tường, khi mình không có gì để làm, khi mình sợ hãi -> thường thì bản thân sẽ làm theo thói quen. Lần tới hãy nhớ quan sát thật kỹ.

Khi bị đe doạ sự an toàn và bền vững của bản thân, khi thấy khó chịu, con người có xu hướng vồ lấy bất cứ thứ gì thoải mái, phản ứng bằng những thói quen quen thuộc, tìm kiếm sự dễ chịu và tránh né nỗi đau. => mở lòng mình ra và nhìn vào cách chúng ta đang chạy trốn.

Khi chúng ta mất điểm tựa, mất ý niệm bản thân là ai, thường thì chúng ta sẽ sợ hãi, cố tìm lại cái tôi đã mất => cần mở lòng ra và quan sát, lúc đó có thể sẽ thấy một cái tôi vốn có của mình.

Từ đây chúng ta nhìn thấy tất cả những cảm xúc, những sự đau khổ phiền muộn của con người và cách chúng làm khổ chúng ta. Mỗi khi cảm xúc bùng lên, chiếm lấy chúng ta. Bởi chúng ta thấy được điều gì đang xảy ra và cách tất cả đều phản ứng với nó ra sao.

Tự dưng mình nhớ tới việc không đồng nhất nó quan trọng tới như thế nào. Rốt cuộc thì 1 người nếu có điều gì xấu xa thì có thể nó cũng chỉ là một hiện tượng nhất thời nổi lên, không đồng nhất với con người của họ mà ta biết từ trước tới nay. Ví dụ điển hình như bố mình, ông ấy khi về già thì hơi bẩn và không gọn gàng. Thế nhưng nó chỉ là một hiện tượng của ông ấy, không phải toàn bộ con người. Mình phải nhìn vào một người cha đã hết lòng yêu thương mình và các anh chị mình, chịu khổ sở để nuôi 4 đứa con ăn học, sau này cũng không đòi hỏi gì ở mình, từ bé tới lớn mới chỉ tát mình một chiếc. Như Chi nói là nhìn vào điểm tích cực và để ông phát huy điểm tích cực đó.

Hôm nay thì lúc gần 1h chiều mình vẫn chưa ăn trưa. Lúc ấy Côn nhắn tin cho mình biết điều đấy, nhưng cũng không hề chủ động bảo đặt đồ cho mình. Lúc ấy mình thấy tâm mình khởi lên một nỗi thất vọng ghê gớm, rồi suy luận là bạn ấy không hề quan tâm mình mà chỉ nói miệng vậy thôi. Rồi mình nhìn thấy cái tâm tham của mình, đòi hỏi mưu cầu trong khi mình có thể tự đặt đồ và đang đặt rồi, có thể tự chăm sóc bản thân nhưng lại thích dựa dẫm vào người khác và khi người ta không làm được như thế thì thất vọng, đau khổ. Mình quan sát cái tâm của mình, kịp thời dừng lại, nhận biết nó và không phản ứng gì cả. Đúng là một cơ hội để mình thực tập những gì mình biết.

Hôm nay mình ở nhà và bật quạt số 3 rồi nhưng vẫn rất nóng, và tâm trạng mình rất tệ. Tự dưng chiều mình nhận ra là mình bị phụ thuộc vào tiện nghi vật chất. Con người hồi trước thậm chí còn không có điện, không có quạt. Nhưng bây giờ mình phụ thuộc vào quạt, rồi thậm chí có quạt rồi mà vẫn cảm thấy không đủ, cảm thấy khổ sở. Lúc ấy mình mới thấu hiểu tại sao thầy bảo là con người dễ phụ thuộc vào tiện nghi vật chất, tiện nghi tinh thần rồi tự trói buộc mình, không cho mình tự do vì một khi đã thoả mãn thì không dạt được sẽ rất khổ sở, dẫn tới mất tự do vì cứ phải cung cấp cưng chiều mình như vậy. Từ hôm nay mình sẽ cố gắng mưu cầu thật ít, ,giữ nhu cầu của mình ở mức thấp nhất có thể, để không bị phụ thuộc vào tiện nghi vật chất.

Hôm qua mình xem một đoạn clip của việc cái tôi lớn, mình cũng chợt nhận ra cái tôi của mình lớn tới thế nào. Mình luôn tự hào vì mình dù sinh ra nhà nghèo, mẹ mất sớm nhưng được học hành đầy đủ, kiếm được một công việc lương cao, là người tài giỏi này kia. Nhưng sự thực rằng đúng là mình có rất nhiều cơ hội tuyệt vời, được may mắn gặp một người bố vô cùng ủng hộ việc học, một môi trường lớn lên không độc hại, bạn bè người thân xung quanh, thậm chí đất nước, vô cùng tốt. Thế nên công lao không phải ở mình, mà mỗi bước đi, hành trình, thành tựu mình đạt được đều có dấu ấn rất lớn của người khác. Chính vì thế, nỗ lực hay sự giỏi Giang của bản thân thực ra rất nhỏ, không đáng kể. Mình cần khiêm tốn và cảm tạ nhưng điều kiện xung quanh mình.

Cốt lõi của từ bi là có mặt ở đó vì người khác ngay lập tức, không sợ hãi hay né tránh. Rốt cuộc thì chúng ta từ bi với người khác là từ bi với chính mình. Nếu chúng ta k thích điều gì đó ở bản thân thì sẽ k thích điều đó ở người khác. Vì thế, chúng ta phải phát triển lòng từ bi với chính những thứ không hoàn hảo ở chúng ta trước.

Chúng ta thường sẽ nhận trách nhiệm hết về chúng ta hoặc chúng ta đổ lỗi cho người khác. Mọi việc phải có đúng và có sai. Khi chúng ta thấy chúng ta đúng, hoặc sai, hoặc bị mọi người phản đối, hãy quan sát cái tâm của mình như thế nào. Đây chính là nguồn gốc cho cuộc bạo loạn. Liệu chúng ta có thể giữ tâm mình ở giữa, nhìn sự việc, con người như bản chất nó đang là, không bị kinh nghiệm quá khứ choàng thêm 1 lớp lọc? Rốt cuộc việc phân loại đúng sai chỉ là 1 cách để khiến chúng ta cảm thấy an toàn và dễ chịu mà thôi.